Để đường thủy nội địa tiếp tục phát triển bền vững, góp phần phục vụ chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, TS NGUYỄN NGỌC THẠCH, Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho rằng, Đảng và Nhà nước cần có chiến lược sử dụng đường sông gắn liền với chiến lược an ninh quốc phòng; sớm trình Quốc hội sửa Luật Đường thủy nội địa và sớm thông qua Nghị định về quản lý đường thủy nội địa và về vận tải pha sông biển.
Góp phần giảm tải cho đường bộ Bắc – Nam
Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III có 13 đại diện ở miền Đông nam bộ và một phần miền Tây nam bộ với 5 tuyến sông chính: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Tiền thuộc địa bàn 8 tỉnh và thành phố: Đồng Nai, Bình Dương, Tây
Dưới sự chỉ đạo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ khu vực III cùng với các Cảng vụ khu vực I, khu vực II, khu vực IV đang thực hiện công tác quản lý nhà nước tại 7 tuyến vận tải chính với trên 8.000 km đường sông trong phạm vi toàn quốc. Ngoài ra còn hàng nghìn km vận tải pha sông biển, 13 cảng và cụm cảng đầu mối, cùng với đường bộ, đường sắt, hàng không và đường biển tạo thành mạng lưới giao thông vận tải hiện nay của cả nước. |
Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp. Năm 2017, bằng phương châm hành động “Thượng tôn pháp luật, đồng thuận chấp hành, chủ động sáng tạo”, 132 cán bộ, công chức, viên chức của Cảng vụ khu vực III đã nỗ lực hết mình, biến tinh thần các nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống, đặc biệt nghị quyết Trung ương IV, V, Nghị quyết số 18, 19 – Hội nghị Trung ương VI vừa qua.
Năm 2017, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III đã làm thủ tục thông qua cảng, bến cho trên 53.000 lượt tàu, thuyền và hơn 27.000.000 tấn hàng hóa, trong đó loại tàu sông chiếm trên 95%, với hàng hóa chủ yếu là vật liệu xây dựng, xăng dầu, lúa gạo, phân bón, linke, hàng container một cách nhanh chóng, an toàn, đúng luật.
Theo TS Nguyễn Ngọc Thạch, nói tới giao thông, vấn đề quan trọng nhất là năng lực vận tải. Nếu lấy tiêu chí này để đánh giá thì trong năm 2017 các phương tiện đường sông đã vận chuyển hơn 142 triệu hành khách và 205 triệu tấn hàng hóa. Đặc biệt, đối với tuyến vận tải pha sông – biển, mặc dù mới đưa vào hoạt động sau thời gian dài gián đoạn, lực lượng Cảng vụ khu vực của Cục Đường thủy nội địa đã cấp phép cho hơn 23.000 lượt tàu, thuyền luân chuyển một lượng hàng khổng lồ với trên 21.000.000 tấn hàng hóa, góp phần giảm tải đáng kể cho đường bộ tuyến Bắc – Nam trong thời gian qua.
Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế
Năm 2018, vừa tròn 21 năm Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III được thành lập. Để chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế, ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của chuyên môn, nghiệp vụ, công chức, viên chức Đường thủy nội địa khu vực III đã chủ động tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu. Theo đó, đến nay hơn 50% cán bộ, công chức, viên chức đã hoàn thành chương trình trung cấp chính trị, hơn 85% đã hoàn thành chương trình quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; trên 95% thành thạo vi tính văn phòng; Áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước về đường sông, luôn bảo đảm 95 -100% số lượt phương tiện được làm thủ tục ra vào cảng bến qua mạng Internet, bằng tin nhắn, theo xu hướng chính phủ điện tử…
Để Đường Thủy nội địa tiếp tục phát triển bền vững, góp phần phục vụ chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, TS Nguyễn Ngọc Thạch cho rằng, Đảng và Nhà nước cần có chiến lược sử dụng đường sông gắn liền với chiến lược an ninh quốc phòng, cùng với đó cần tháo gỡ khẩn cấp cơ chế chính sách đang làm suy yếu, bóp nghẹt tính cạnh tranh của vận tải thủy.
Cụ thể, cần áp dụng chỉ một và duy nhất một mức giá cước và các loại giá dịch vụ vận tải như đối với tàu sông đối với tất cả các loại phương tiện thủy: tàu biển, tàu pha sông biển khi các loại tàu thuyền này hoạt động trên sông trong mọi vùng nước. Chuyển một số cảng biển nằm quá sâu trong sông thành cảng sông có thể tiếp nhận tàu biển. Bên cạnh đó, càn điều chỉnh phạm vi hiệu lực của một số nghị định về vận tải biển và điều kiện vận tải biển, pha sông biển tại một số địa bàn được công bố là cảng biển bất hợp lý về mặt địa bàn tự nhiên; Đồng thời sớm trình Quốc hội sửa Luật Đường thủy nội địa và sớm thông qua Nghị định về quản lý đường thủy nội địa, và về vận tải pha sông biển.
Nguồn: Báo Đại biểu Nhân Dân